10/12/10
PaPa
Những con tàu - chặng hành trình - và Cha
Không hiểu sao những ngày lạnh này con lại nghĩ đến cha nhiều hơn. Có phải hình ảnh cái áo măng tô cũ kĩ bạc màu cùng đôi bàn tay dày và ấm đã in sâu vào kí ức con?
Con chợt nghĩ đến chặng hình trình của cha, trên những con tàu vào Nam ra Bắc. Chàng thanh niên mái tóc quăn bồng bềnh với vóc dáng khỏe mạnh vững chãi làm nên những cung đường cho những con tàu ngày đêm đi qua.
Nơi quê xa - một vùng trung du đất đỏ vẫn luôn có người vợ và những đứa con thơ ngóng chờ. Mỗi lần trở về là những món quà cùng sự ân cần săn sóc.
Con nhớ cơm cá kho đậm đà cùng rau muống luộc chấm mắm tỏi ớt. Con nhớ đôi bàn tay hồng hào nhanh nhẹn trong từng động tác sửa chữa những vật dụng bằng điện trong nhà...
Con nhớ tất cả những gì thuộc về cha. Ý niệm trong con là một người đàn ông ý chí, vững vàng trong công việc, hài hòa thân thiện trong đại gia đình, ân cần ấm áp trong mái nhà riêng.
Hình ảnh về cha luôn là vững chãi, lớn lao trong con. Trên những chặng đường con cần cha nâng bước...
Bài hát này càng làm con nhớ cha quá đỗi...
Papa - Paul Anka
Everyday my papa worked
To help to make ends meet
To see that we would eat
(To) keep those shoes upon my feet
Every night my papa would take
And tuck me in my bed
Kiss me on my head
After all my prayers were said
Growing up with him was easy
time just flew on by
The years began to fly
He aged and so did I
I could tell
That mama wasn't well
Papa knew and deep down so did she
So did she
When she died
My papa broke down and cried
All he said was, "God, Why not take me!"
Every night he sat there sleeping in his rocking chair
He never went upstairs
All because she wasn't there
Then one day my Papa said,
"Son, I'm proud (of) the way you've grown
make it on your own
I'll be O.K. alone."
Every time I kiss my children
Papa's words ring true
"Your children live through you.
They'll grow and leave you, too"
I remember every word my papa used to say
I live that every day
He taught me well that way
Every night my papa would take
And tuck me in my bed
Kiss me on my head
After all my prayers were said
Every night my papa would take
And tuck me in my bed
Tuck me in my bed
After all my prayers were said
6/12/10
Yêu
Ngày tháng trôi qua thật nhanh, kể từ khi mình đi làm thêm. Ko còn nhiều thời gian để lướt web nữa, ko được đọc những trang viết thân thương của những blogger mình đã gặp hoặc chưa từng một lần nhưng vô cùng mến yêu! Chỉ một buổi sáng như sáng hôm nay, một chút rảnh là ghé vào, như là trong vô thức nhớ và tìm về.
Tâm sự của mọi người có thể chỉ là ghi lại một khoảnh khắc nào đó, một kỉ niệm, một điều trăn trở, một đoạn hội thoại, tâm sự... nhưng vẫn nhận được cảm giác sẻ chia cùng cảm xúc của mọi người.
Có thể cuộc sống còn nhiều việc bận rộn hơn nữa, mình có nhiều việc phải làm, có nhiều người để gặp, có nhiều chuyện phải suy nghĩ, nhưng mỗi khi mở trang blog ra được biết về đời sống, tâm trạng, cảm xúc của các blogger thì đó là điều vui sướng với mình rồi.
Những trang blog ắp đầy tri thức, những cái nhìn sâu sắc, những ko gian trong trẻo, nhẹ nhàng, trẻ trung vui tươi... và nhiều nhiều nữa là những gì mà mình nhận được từ blogger. Em cảm ơn mọi người vì điều đó - những người bạn của em.
Như một cái cây đang lớn, em mong nhận được những dòng nước mát lành, những tia nắng ấm áp, những dưỡng chất để nuôi cây. Đó là những tri thức, kinh nghiệm, góc nhìn và thái độ đối với cuộc sống.
Là tất cả tình cảm chân thành của em muốn chia sẻ cùng anh chị! Em sẽ ghé thăm! Một ngày vui nhé các anh chị!
6/11/10
Nhà mới
Mình đã chuyển nhà rồi! Vậy là đã ở được tròn 1 năm 3 tháng, nơi có khuôn viên vườn hoa tối nào cũng đông người và cả cái chợ cóc thân thuộc. Thật may khi tìm được nhà mới cũng ở gần khu vực đó. Duy chỉ có điều đường vào ngõ ko được quang đãng, rộng rãi và nhiều ánh sáng như ở bên kia. Nhưng tiện một cái là có thể đi chợ mua đồ ăn nhẹ ngay đường trong ngõ.
Sau những ngày dong duổi đi tìm nhà trọ, chợt thấy mình yêu những con ngõ biết bao! Mà chính xác hơn thì đó là cảm giác quí trọng tấc đất. Tấc đất quí như tấc vàng. Ở thành phố mà có nhà riêng là sướng nhất rồi. Có một mái nhà che mưa che nắng. Có chỗ trở về nghỉ ngơi sau một ngày làm việc mệt nhọc. Có những bữa cơm sum họp gia đình. Nghĩ đến gia đình là thích có gia đình rồi đây.hi. Ngôi nhà và những đứa trẻ!
Lại lan man rồi! Đang nói chủ đề chính là cảm thấy yêu những con ngõ. Dù nó dài, rộng, hẹp, ít ánh sáng, nhiều ánh sáng, nhà xây thẳng hàng hay xô ra thụt vào. Dù có thế nào thì lòng ngõ sạch sẽ là vẫn thấy yêu. Một ngày đi về ít nhất 2 lần, đi bộ để ngắm nghía, để quen với con người và những hình ảnh sinh hoạt của gia đình họ. Đi bộ dài dài nên mong muốn lúc này là có một chiếc xe máy để đi lại cho tiện lợi. Có xe thì đi đâu cũng dễ. Hội thảo hay xem phim, những hoạt động mình thích là có thể tham gia được. Với lại có xe thì đi làm cũng tiện lợi hơn. Chắc lúc đó sẽ thích lắm! Có một cái gì mới bao giờ cũng vui! Cuộc sống của mình về cơ bản là ổn định. Mong có nhiều sự kiện để làm dày thêm cảm xúc và trải nghiệm cho cuộc sống của chính mình.
21/9/10
Tháng
Vậy là đã tròn một tháng mình chưa viết gì. Cách đây 3 hôm là ngày kỉ niệm tròn 2 tháng đi làm thêm của mình 19/7-19/9. Nhà mất mạng mấy tuần vì em cho cắm chung cổng mạng ko báo hỏng để người ta đến sửa. Mình cũng bận wa, đi học cả ngày, tối về đi làm rồi đi ngủ, ko đọc báo xem ti vi. Ko net, online mình thấy cuộc sống thật tẻ.
Đã có một vài sự thay đổi nhỏ. Người bạn thân thiết mình yêu quí đã ko còn liên lạc và quan tâm với mình như trước nữa. Ko còn cái nhìn ấm áp dành cho mình. Gia đình cũng đang có vài chuyện rắc rối khiến mình ko biết nên làm thế nào thì tốt hơn. Nhưng cuộc sống là như vậy. Mình pai biết chấp nhận nó.
Giờ thì có mạng rồi. Mình sẽ vào đọc báo, xem thông tin giải trí... Có thể sắp tới mình sẽ đi học thêm tiếng Anh. Các bạn đi làm cả rồi, mình còn đi học nên tự nhắc mình pai học nghiêm túc một chút để sau này đi làm. Cố lên.
Đã có một vài sự thay đổi nhỏ. Người bạn thân thiết mình yêu quí đã ko còn liên lạc và quan tâm với mình như trước nữa. Ko còn cái nhìn ấm áp dành cho mình. Gia đình cũng đang có vài chuyện rắc rối khiến mình ko biết nên làm thế nào thì tốt hơn. Nhưng cuộc sống là như vậy. Mình pai biết chấp nhận nó.
Giờ thì có mạng rồi. Mình sẽ vào đọc báo, xem thông tin giải trí... Có thể sắp tới mình sẽ đi học thêm tiếng Anh. Các bạn đi làm cả rồi, mình còn đi học nên tự nhắc mình pai học nghiêm túc một chút để sau này đi làm. Cố lên.
21/8/10
Tháng kí
Cả nhà yêu quí ơi! Em vẫn khỏe mạnh, bt, đi làm đều đặn. Bây giờ em đã quen với công việc: nghe điện thoại, lên thực đơn và chỉ dẫn cho khách hàng khi cần thiết, nắm rõ về các món ăn của nhà hàng, trò chuyện với khách nước ngoài. Đầu tháng 9 em lại bắt đầu đi học. Nhớ thầy cô, bạn bè. Hiện tại em đang làm cả ngày, tối về muộn nên ko có nhiều thời gian đọc báo, online. Có lúc thấy buồn ghê:) Em sẽ cố gắng làm việc và học tốt!
2/8/10
Người đi làm
Vậy là mình đã đi làm được hơn một tuần. Những ngày đầu quả là khó khăn và mệt mỏi. Chân đau nhức, tê cứng các ngón. Tay mỏi. Cuối ngày ko buồn nói vì đã rộng miệng nói cười suốt buổi làm.
Đi làm là bắt đầu nạp vào đầu những thông tin về một lĩnh vực, va chạm với nhiều người. Dù làm ở bộ phận nào thì cũng có mối quan hệ với các bộ phận khác. Phương châm là làm hết trách nhiệm của mình và hợp tác với các bộ phận khác để công việc được tốt. Những va chạm làm người ta mệt mỏi và chán nản, khó chịu. Nhưng cũng pai để nó qua vì công việc cần thế.
Đi làm là tốn thời lao động, tốn thêm cả thời gian nghỉ ngơi (ngủ nghỉ nhiều hơn so với ko đi làm) làm cho quỹ thời gian bị thu hẹp. Sợ mình ko có thời gian để làm việc gì, sợ đi làm đầu óc tập trung vào công việc này mình sẽ ko còn có những ý tưởng cho những công việc, những hoạt động khác. Sợ mình ko còn ham muốn gì!!! ???... Ít thời gian đi chơi với bạn bè.
Nhưng chắc tại mới đi làm nên có những cảm giác vậy thôi. Làm một thời gian nữa sẽ quen. Với lại đi học sẽ có các bạn, có môi trường, lúc đó đầu óc sẽ trở lại với học hành, bè bạn. Sẽ có nhiều thứ để mong muốn và muốn làm. Bây giờ, cuối ngày đi làm về vào mấy cái forum với facebook với blog. Thế là được rùi, được chuyện trò, trò chuyện rùi đi ngủ. Ngày mai sẽ đi làm.
23/7/10
New job
Mình đã thay đổi quyết định về nơi làm việc. Ban đầu là làm tại nhà hàng ăn nhanh Singapor, biết thêm nhiều món lắm: Cơm niêu xá xíu, cơm niêu bò tiêu đen và trứng chiên, cơm gà rán sốt bơ chanh, phở xào hải sản, bún xào và ca ri gà... Ngon lém:) Mới làm được mấy ngày mà mình thấy gắn bó với cửa hàng và các nhân viên ở đó. Lúc quyết định ko làm nữa mình cứ bứt dứt mãi! Hay tại vì đó là nơi mình thử sức đầu tiên cho những ngày làm việc.
Hiện giờ mình là một nhân viên lễ tân trong nhà hàng chuyên về Hải sản. Làm quen với các loại tên: tôm, cá, ngao, sò; cá tầm, cá trình, cá mặt quỷ (nghe ghê mà nhìn cũng lạ), cá mang ếch... Vui một điều là mình có sử dụng đến tiếng Anh trong giao tiếp với khách khiến mình nói bạo dạn và tự tin hơn. Nhân viên nhà hàng này đa phần là xinh xắn và nhanh nhẹn:). Mình thích làm ở đây vì thời gian phù hợp và môi trường thân thiện. Hy vọng vào năm học mình vẫn tiếp tục làm việc được.
Hôm trước em nhân viên cũ bảo: chị sướng nhé! Chị đến làm đúng vào lúc anh giám đốc quyết định thiết kế lại nhà hàng, nhân viên lễ tân có quầy mới. Ngày đầu tiên được tính lương thì có thêm 2 điều vui vẻ: anh gđ quyết định cho nhân viên đi Đồ Sơn chơi 2 ngày (oh ze); trong lúc tiễn khách được biết nhà thơ Mai Hồng Niên. Chú tặng mình quyển thơ vừa mới xuất bản: "Đây đó Hồ Gươm". Chưa kịp xin số điện thoại để cảm ơn chú ấy. Tiếc wa!Về nhà vào Google search, tìm được 5 bài trong 5 trang Web viết về nhà thơ MHN. Kịp đọc mấy bài thơ và thấy thích giọng thơ đó. Ôi mình chẳng nghĩ được đi làm lại có những điều bất ngờ đến thế! Được tặng sách thì còn gì sướng bằng. Thôi cố gắng làm việc cho tốt. Cv cũng nhẹ nhàng mà. Bây giờ thì chuẩn bị cho chuyến đi chiều nay:)
14/7/10
Ngọt ngào và tươi mát
Cuộc sống là một chuỗi những bất ngờ và những điều thú vị. Từ ngày lập blogspot mình biết rõ hơn điều đó. Mình có thêm những người bạn yêu quí. Mình được chia sẻ, quan tâm, được biết thêm những giá trị trong cuộc sống. Đầu tiên mình xin được cảm ơn người thầy của mình - thầy VMC. Cảm ơn thầy đã mang một thế giới mới đến cho em. Ở đó em được đọc những trang viết của các anh chị bloggers với nhiều kiến thức, cảm xúc, tình yêu thương và những hành động có ý nghĩa cho thiết thực. Em xin cảm ơn các anh chị blogger về những entry sâu sắc, thú vị và những commnet em được cùng trò chuyện:). I'm very happy:)
3h30 chiều nay mình nhận được món quà từ một người bạn vô cùng dễ thương. Hai chị em đã í ới trò chuyện với nhau qua điện thoại. Vui sướng và thấy ấm áp quá đi thôi! Mọi khoảng cách về ko gian thời gian chỉ là chuyện nhỏ. Mình ngày càng thấy rõ hơn điều đó. Em cảm ơn chị nhiều nhé! Hương thơm cứ quấn quýt quanh em:). Chị mau ra thăm Hà Nội sớm nhé để em được nắm tay chủ nhân blog xinh đẹp và những món ăn ngon, chị ha :)
12/7/10
Yêu đời
Chiều nay 5h đạp xe thong dong, túi xách treo ghi đông, tóc búi cao như mấy em xì-tin, quần jeans áo phông, dép quai hậu trên con cào cào màu xanh đến Giảng Võ. Chả là mình tìm được một chỗ làm thêm ca tối 6h-10h ở nhà hàng ăn nhanh. Lương thấp thôi nhưng quan trọng nhất là thời gian phù hợp. Nơi này toàn các bạn trẻ làm, chị phụ trách tuyển người bảo, trông em nhanh nhẹn chị nghĩ em làm được. Thế là thấy vui vui!
Tối về mở blog hiện lên bên nhà các anh chị blogger rất nhiều entry mới, hình ảnh đẹp. Thú vị và hấp dẫn lắm đây! Mới chỉ kịp đọc bài bên nhà chị Lana -> rồi thấy chung cảm giác yêu đời, chưa kịp comment. Còn blog nhà các anh chị khác nữa. Tí về đọc nhé!:> rùi commnet nhé:> Hôm nay yêu đời vì lúc đạp xe thấy mình giống các chị đi làm thời bao cấp đạp xe thong dong vào các buổi chiều mà mình thấy trên phim. Hix hix thích khoảnh khắc này:> Giờ đi có chút chuyện riêng nhé!
Khoảnh khắc
8/7/10
Nắng tháng sáu
Hôm qua mình đã viết bài nhưng bị lỗi ko post được. Huhu. Lâu rùi ko ghé vào blog thăm những người bạn của mình được. Thấy nhớ!!!
Tháng sáu nắng đỏ trời! Mình cùng bao tân cử nhân khác hăm hở cầm tấm bằng trên tay với hy vọng sẽ xin được việc. Mỗi người một hướng. Có người chọn về quê làm giáo viên, làm trong các cơ quan hành chính. Có người bám trụ lại Hà Nội làm các công việc văn phòng, báo chí, về Viện nghiên cứu... có người học cao học. Riêng mình đợi đến tháng 9, tiếp tục theo học bên khoa Báo chí cùng các em khóa sau. Ôi mỗi năm lại có những ngày tháng sáu nắng nóng gay gắt. Sự cạnh tranh quyết liệt để tìm công việc cho mình cũng thật khó khăn biết bao!
Mình muốn tìm một công việc làm thêm, tranh thủ những khoảng thời gian trống để tích lũy thêm kinh nghiệm và có thêm thu nhập. Mình đã tìm việc nhưng chưa tìm được nơi nào có thời gian làm việc phù hợp cho mình. Hầu như mọi công việc đều yêu cầu làm toàn thời gian, mình vào năm học thì sẽ ko theo được và họ chỉ muốn tuyển những người làm việc lâu dài. Một công việc phổ biến là bán hàng thì người ta cũng chia ca. Ca sáng: 8h-14h, ca chiều: 14h-22h. Vào năm học có những hôm mình pai đi học cả ngày thì làm sao đáp ứng được thời gian của họ. Buồn quá! Sao trường mình ko xếp lịch cho tất cả các môn đều học vào buổi sáng để tạo điều kiện cho sinh viên? huhu (mình biết ko thể như vậy được vì nhiều lí do nhưng mà... hic hic!). Vậy là từ kì học tới, mình sẽ có 4 ngày nghỉ trong tuần. Thời khóa biểu là như vậy. Mình biết làm gì? hichic. Bố mẹ đã nuôi mình 5 năm ăn học ở ngoài này. Mình muốn được làm việc, dù có vất vả đi nữa.
Huhu vậy là đã gần mười ngày nắng, hơn mười ngày mình tìm việc... hy vọng... rồi họ ko nhận vì mình ko đáp ứng được yêu cầu thời gian. Mối quan tâm nhất bây giờ của mình là có công việc để đi làm, dù chỉ là làm thêm thôi. Mình ko còn ở cái tuổi chỉ vô tư mà chơi mà học, ko lo lắng gì được nữa... Trời thì cứ nắng quá thế này! Căn phòng của mình nằm ở tầng 3, hứng nắng cho cả nhà. Thuê trọ nên cứ phải quanh quẩn trong cái phòng nóng nực như thế! Các bạn sinh viên khác chắc cũng phải chịu nóng như mình thôi! Nào thôi ko kêu ca nữa... Sắp mưa rồi... có lẽ thế... sắp mưa...
18/6/10
Mưa
Mình thích mưa và chợt nghĩ đến bông hồng đỏ
Chiều nay trên phố, chợt có cơn mưa bay... Nắng nóng quá khiến mình thèm một cơn mưa rào mùa hạ. Mưa lau sạch bụi cửa kính các tòa nhà, tắm cho những chiếc xe hơi mát. Mưa rơi đi cho mọi người dễ chịu. Nóng mãi thế này thì ko mún làm gì đâu, huhu.
Chiều này, ngồi nghe Thùy Chi hát bài "Mưa" cho mát mẻ. Lắng nghe mưa thầm hát, từng giọt thấm ướt vai em, mà lòng thấy ấm bên anh mỗi lúc bên nhau dưới mưa nồng nàn...
Có một cô giáo dạy tiếng Anh mình rất ấn tượng. Cô là người Huế, giọng cô thật nhẹ nhàng, ấm áp. Cô thích nghe bạn lớp trưởng hát. Bạn này giọng trong veo và hay hát những bài giống Thùy Chi. Mùa hè đến lớp thấy cô mặc chiếc áo màu xanh nhạt, cô luôn mỉm cười mới thấy thích ngắm cô làm sao! Cô cho điểm nhóm Monday của mình thật cao vì cô bảo nhóm em có nỗ lực làm việc. Dù chưa thật sự hoàn hảo đồng đều ở tất cả các bạn nhưng cô chấm sự cố gắng. Hehe. Sao mà yêu cô thế! Mong kì sau lại được học cô để gặp ánh mắt nhìn khích lệ. Nhóm mình lại cố gắng!
Mùa hè nóng bức nên bị ấn tượng bởi những gì mát lành, dễ chịu. Muốn ăn cơm nhà, tất cả những món ăn quen thuộc và một bữa cơm có cà pháo với rau muống luộc, có hình ảnh gia đình mình ngồi quây bên mâm cơm, có tiếng trò chuyện vui vẻ. Có một chuyến du lịch tươi xanh.
Giờ thì đói bụng rùi, đi nấu ăn thôi:>
15/6/10
Mùa hè mát lạnh
Mình về thăm nhà mấy ngày mà hôm nào cũng mất điện. 23h đêm mới có! Thương em gái đang mùa ôn thi vào lớp 10, học hành nóng bức. E pai học bằng đèn tích điện, ánh sáng lờ mờ. Bao giờ mới hết cắt điện cho em học đỡ vất vả!
Mẹ thì bị đau tay. Mẹ thoái hóa mấy đốt sống lưng và cổ rùi. Bóp tay cho mẹ mà thấy da mẹ đang héo dần đi, cơ tay lỏng lẻo, nhão nhẹo. Huhu, mình sợ mẹ ốm và già đi lắm!
Cây sấu và cây nhãn thật to trước nhà làm dịu đi một phần cái nóng. Những cơn gió mát mỗi khi trời tối làm mình cảm thấy bình yên đến lạ. Chỉ có tiếng ếch nhái kêu ngoài đồng và ko gian tôi tối. Mùi hương của các thứ cây thứ hoa quanh nhà hòa vào bầu ko khí làm mình dễ chịu biết bao. Mình bỏ lại những lo toan bộn bề ngoài con đường nhựa. Trở về nhà là mình thấy bình yên. Bình yên lắm! Nơi đó có mẹ và em!
8/6/10
Tạm biệt ngôi nhà thân yêu!
Thế là ko còn được đến giảng đường nghe những bài về ngôn ngữ cùng những gương mặt thân quen. Mai đây mỗi người mỗi ngả, hiếm có khi nào gặp lại được nhau. Mùa chia tay nào của sinh viên cũng thế, gợi lên bao nhiêu kỷ niệm về những tháng ngày đã sống, làm việc và vui chơi thích thú. Tạm biệt nhé những người bạn của tôi. Cảm ơn
các bạn đã bên tôi trong một tập thể cùng tôi tham gia những hoạt động đáng nhớ. Mong ngày gặp lại các bạn sẽ thành công! Chúc các bạn mọi điều tốt lành!
12/5/10
Về chị Lana:))
Ảnh: từ Internet
Hi, chị Lana iu quý! Nhân entry về các loài hoa bên nhà chị, em ngẫu hứng viết một entry có tựa: Về chị Lana:)
Em gọi tên Entry đó là Hoa xoan tím vì nhờ hình ảnh này em đã comment lần đầu tiên bên nhà chị. Chị Lana rất quan tâm tới em nhớ:) Tặng em một bài hát tiếng Anh thật hay trong những ngày em hứng thú đi tìm lời dịch để biết ý nghĩa các bài hát. Entry này để kỷ niệm lần đầu tiên em biết chị nha, hihi!
Em xin post lại bài thơ của chị và comment của 2 chị em ta:)
Nỗi nhớ Tháng ba
(tác giả: Nam Long)
Khi Hoa Xoan nở trắng đường xuống bến
Em nhớ tháng ba về
Nỗi nhớ như từng tia nắng mỏng
Nhắc cái nắm tay buổi tiễn đưa
Hai mươi năm đến bây giờ
Bến nước làng ta mỗi mùa thêm bậc
Em đợi anh cả thời trẻ nhất
Chỉ vì một bận nắm tay
Anh đi, gởi lại nụ cười
Cùng bạn bè đi giữ gìn biên giới
Chọn tấc đất thiêng anh nằm lại
Bến sông quê thành nỗi nhớ tháng ba
Mùa Xuân này trên ấy nhiều hoa
Em với đóa bông Trang trôi về ngấn nước
Hoa vô tư như tình anh ngày trước
Theo tháng ba đi, về...
Hai mươi năm một nỗi nhớ day dưa
Bến sông quê nhớ người trai trẻ
Nỗi nhớ tháng ba thành mùa hoa Xoan nở
Nhắc nguyên tình ta buổi tiễn đưa.
The end
Scarlett on March 28, 2010 1:18 AM
Hoa xoan, đã lâu lắm rồi em mới lại được thấy hình ảnh của nó. Ngày bé mẹ em dạy bài hát: màu tim tím cánh hoa xoan, đồng lúa chín trông thật vàng, nhưng tại sao tóc mẹ xanh mà tóc bà lại bạc trắng. Hình ảnh trong bài thơ giống hệt với hình ảnh trong kí ức em. Nhớ làng quê, nhớ bà nội và ngày bé thích ngắm những hàng xoan nở hoa... Mấy câu thơ của bác ĐMT cũng rất hay ạ.
Em xin chép lại mấy câu thơ của a ĐMT em rất thích:
THUY DAM MINH on January 16, 2010 4:16 PM
Thang Ba no trang Hoa Xoan
Sang ra mat dat lan tran mui huong
Khong em anh chang ra vuon
So mui huong, so mui huong nhac minh!
Lana on April 1, 2010 5:28 PM
Chào Scarlett - con mèo hơi lười có sức dẻo dai và bền bỉ nhé :). ừ chị cũng yêu hoa xoan từ bài thơ này đấy, giờ thì rất thích ngắm hoa xoan. yêu nhỉ?
Hihi, chị còn nhớ "con mèo hơi lười but có sức dẻo dai và bền bỉ" của e nhé! Vui thật vui!!!:))
6/5/10
Vườn hoa
my image
1. Vườn hoa gần nhà mình rộng, thoáng mát. Mùa hè gió lộng, đi dạo buổi tối thật tuyệt. Sáng sớm mọi người đi tập thể dục. Chiều mát, tre con, thanh niên đá bóng, chơi cầu lông. 8h - 9h tối, một lớp thể dục nhịp điệu tập giữa sân với tiếng nhạc vui nhộn. Những người đi bộ đi theo đường bao công viên. Gần đó là những quán cóc vỉa hè. Người ta nói: thật may có khu này ko thì chẳng biết đi đâu tránh cái nóng của bê tông nhà ống.
2. Ghế đá được xếp đặt cân đối với diện tích khuôn viên vườn. Ánh sáng dịu nhẹ vừa đủ cho các hoạt động tập thể dục, đi dạo... Ở đây ko có cảnh tượng trai gái lộ liễu thể hiện tình cảm như trong công viên. Vì ánh sáng hoặc vì người đi lại tấp nập...? Nhưng ngày càng có nhiều người đổ ra đây vào buổi tối. Ghế đá nào cũng kín. Các ô đất cao, cỏ êm mượt nhấp nhô người. Mình lại thấy vườn hoa bé nhỏ đi hay cần thêm những vườn hoa khác cho đủ với nhu cầu quần chúng? Có cần thêm những ko gian nữa cho mọi người hít thở?
28/4/10
Chợ cóc
Ảnh: Từ Internet
1.
Phố phường Hà Nội có nhiều chợ cóc. Chợ nhỏ nên kẻ bán người mua ko nhiều. Các bà các cô đi thể dục buổi sáng ghé vào chợ mua đồ ăn cho gia đình. Đi chợ bây giờ tiện lắm! Ko kể đồ ăn chín bán sẵn thì khi mua thực phẩm tươi cũng được sơ chế đâu ra đấy, về nhà chỉ việc chế biến và bày biện. Mua xương được chặt, mua thịt được thái, xay, mua cá được chặt vây, moi mang đánh vẩy, tôm to tôm bé đều cắt râu bỏ đầu sạch sẽ. Rau xanh thì các chị nhặt rau nhặt giúp, nạo vỏ đến cà muối cũng cắt núm. Nói chung là đi chợ bây giờ việc mua bán rất nhanh. Thực phẩm nhìn chung tươi ngon cả.
2.
Các chị hàng thịt, hàng trứng, hàng cá, hàng rau đều thân quen khách hàng, tất nhiên là những người thường xuyên đi chợ. Họ nói cười, hỏi han nhau. Nhà chị hôm nay ăn món gì? Hôm qua em đi đâu mà ko thấy bán hàng thế? Em về quê ăn hội. Hội làng em làm to lắm. Có chị ghé qua các hàng cần mua dặn lại người bán: mình lấy những gì, sơ chế thế nào rồi lát quay lại lấy. Những người bán hàng quen tay nên làm việc nhanh nhẹn, phục vụ hết lượt các khách. Đến gần trưa mà chị nào còn ế hàng thì mời khách mua thêm, nhiều hơn mọi ngày. Khách quen thì vui vẻ nhận lời ngay, thông cảm và cùng chia sẻ với người bán.
3.
Những mặt hàng của chợ cóc cũng đủ sắc màu. Tươi hồng của thịt, trăng trắng của trứng, đỏ ối của cà chua, vàng của bưởi, da cam của dứa... Chỉ cần dạo qua chợ một lát là có thể mua đầy đủ đồ ăn cần thiết cho gia đình nhà mình. Các chị bán hàng bây giờ ít cãi lộn nhau hơn và nếu có thì cũng bớt phần ngoa ngoắt hơn. Bởi mỗi chị mỗi chỗ. Khách vào hàng nào hàng ấy bán. Khách quen thì ko tranh giành. Thậm chí các chị còn thân nhau. Nhưng hình như đấy là các chị bán những loại hàng khác nhau. Chị hàng bún ngồi gần hàng đậu. Chị hàng bánh ngồi gần hàng cam. Họ ăn quà và mua hàng trao đổi cho nhau, kể với nhau nhiều chuyện: con cái học hành thi cử, chuyện đi lấy hàng...
4.
Đi chợ cóc vui hơn chợ lớn ở chỗ người bán nhớ mặt khách hàng, có khi còn nhớ thói quen, sở thích, trao đổi với nhau dăm câu ba điều xong về. Chợ ngày nào cũng họp. Các chị ngày nào cũng gặp nhau để bán để mua những đồ ăn tươi về cho gia đình. Chợ cóc là chợ thân thuộc.
27/4/10
Trung tâm Văn hóa Pháp (L'Espace)
1.
Tôi biết đến Trung tâm Văn hóa Pháp lần đầu tiên với ý nghĩa: đây là nơi giao lưu văn hóa giữa hai quốc gia, dân tộc. Tòa nhà nhỏ xinh nằm trên 24 Tràng tiền. Cổng vào có treo những poster lớn về những sự kiện văn hóa. Khách đến gửi và lấy xe ra về đều rất trật tự, quy củ. Góc bên phải cửa vào là bàn lễ tân với rất nhiều tờ thông tin về các sự kiện sắp diễn ra, bao gồm: chiếu phim đặc sắc, giao lưu với các nghệ sĩ nổi tiếng... Dù mới chỉ đến tham dự ba lần, nhưng tôi quan sát khán giả trong buổi chiếu ấy 70% là những người trẻ. Họ lặng lẽ với những đoạn phim xúc động và cùng nhau cười lớn với những đoạn phim hài.
2.
Đó là những phim về đề tài gia đình, bạn bè, nghề nghiệp cuộc sống... Từ lời ăn tiếng nói đối đáp và những hành động của nhân vật trong phim đều toát lên một phong cách sống, một nét văn hóa ứng xử riêng của quốc gia, dân tộc. Phim Chuyện tình người DuBlin gây cho tôi nhiều xúc động. Trong phim là bữa tiệc giữa những người thân quen, bạn bè, gia đình. Ở đó họ giao tiếp, ứng xử với nhau thật tinh tế. Một cô gái nặng tình cảm trong tình yêu đã làm xúc động nhiều người. Tôi nhận thấy ko chỉ tôi, bạn trẻ Việt Nam mà những người bạn Pháp đã cảm động trước cảnh phim đó.
3.
Lần khác tôi lại tới đây xem những bộ phim ngắn đoạt giải. Người trình chiếu đã đan xen các phim Pháp, Việt theo lớp thứ tự. Cách này khiến cho người xem liên tưởng, đối chiếu nét văn hóa của con người ở hai lãnh thổ khác nhau. Việt Nam có 3 phim ngắn: Tuổi thơ đã mất, Cuốc xe đêm (Bùi Thạc Chuyên) và một phim nữa tôi ko nhớ tiêu đề. Vẫn là cuộc sống trần trụi hiện lên với chủ bạc bẽo với tớ, vòng tù tội và mảnh vỡ tâm hồn. Là những phim ngắn, nội dung ý nghĩa cô đúc trong từng hình ảnh, lời nói nên người xem phải tập trung dồn tất cả chú ý của bản thân vào đó. Rồi tôi lại thấy những giọt nước mắt rơi. Mọi người trong khán phòng ko chỉ thương mà còn như đang thực sự sống cùng nhân vật, cùng đau nỗi đau cuộc đời như thế!
4.
Khi xuống tầng lấy những tờ thông tin, tôi còn biết sẽ có buổi giao lưu với nghệ sĩ chơi đàn nổi tiếng người nước ngoài. Chương trình bắt đầu từ 17h - 19h và vào cửa tự do. Tiếp nữa là phim Trăng nơi đáy giếng đã chiếu rồi. Tôi tiếc ngẩn người vì mình đã đọc truyện rồi thì phải xem phim xem nó ra sao chứ! Những buổi chiếu phim giá vé chỉ có năm ngàn đồng - tiền tiêu vặt của sinh viên cũng hết. Vậy mà sao tôi ko thấy các bạn ấy ở những buổi như thế này? Các bạn ấy bận học ư? Ko hẳn thế... mà có nhiều lý do khác nữa thì phải? Tôi nghĩ, sao các đoàn trường ko phổ biến rộng rãi hoạt động này đến sinh viên? Nếu có thể hãy tạo điều kiện phần nào cho họ. Được tham gia những buổi thế này, tôi tin họ sẽ có được nhiều thứ.
Tôi biết đến Trung tâm Văn hóa Pháp lần đầu tiên với ý nghĩa: đây là nơi giao lưu văn hóa giữa hai quốc gia, dân tộc. Tòa nhà nhỏ xinh nằm trên 24 Tràng tiền. Cổng vào có treo những poster lớn về những sự kiện văn hóa. Khách đến gửi và lấy xe ra về đều rất trật tự, quy củ. Góc bên phải cửa vào là bàn lễ tân với rất nhiều tờ thông tin về các sự kiện sắp diễn ra, bao gồm: chiếu phim đặc sắc, giao lưu với các nghệ sĩ nổi tiếng... Dù mới chỉ đến tham dự ba lần, nhưng tôi quan sát khán giả trong buổi chiếu ấy 70% là những người trẻ. Họ lặng lẽ với những đoạn phim xúc động và cùng nhau cười lớn với những đoạn phim hài.
2.
Đó là những phim về đề tài gia đình, bạn bè, nghề nghiệp cuộc sống... Từ lời ăn tiếng nói đối đáp và những hành động của nhân vật trong phim đều toát lên một phong cách sống, một nét văn hóa ứng xử riêng của quốc gia, dân tộc. Phim Chuyện tình người DuBlin gây cho tôi nhiều xúc động. Trong phim là bữa tiệc giữa những người thân quen, bạn bè, gia đình. Ở đó họ giao tiếp, ứng xử với nhau thật tinh tế. Một cô gái nặng tình cảm trong tình yêu
3.
Lần khác tôi lại tới đây xem những bộ phim ngắn đoạt giải. Người trình chiếu đã đan xen các phim Pháp, Việt theo lớp thứ tự. Cách này khiến cho người xem liên tưởng, đối chiếu nét văn hóa của con người ở hai lãnh thổ khác nhau. Việt Nam có 3 phim ngắn: Tuổi thơ đã mất, Cuốc xe đêm (Bùi Thạc Chuyên) và một phim nữa tôi ko nhớ tiêu đề. Vẫn là cuộc sống trần trụi hiện lên với chủ bạc bẽo với tớ, vòng tù tội và mảnh vỡ tâm hồn. Là những phim ngắn, nội dung ý nghĩa cô đúc trong từng hình ảnh, lời nói nên người xem phải tập trung dồn tất cả chú ý của bản thân vào đó. Rồi tôi lại thấy những giọt nước mắt rơi. Mọi người trong khán phòng ko chỉ thương mà còn như đang thực sự sống cùng nhân vật, cùng đau nỗi đau cuộc đời như thế!
4.
Khi xuống tầng lấy những tờ thông tin, tôi còn biết sẽ có buổi giao lưu với nghệ sĩ chơi đàn nổi tiếng người nước ngoài. Chương trình bắt đầu từ 17h - 19h và vào cửa tự do. Tiếp nữa là phim Trăng nơi đáy giếng đã chiếu rồi. Tôi tiếc ngẩn người vì mình đã đọc truyện rồi thì phải xem phim xem nó ra sao chứ! Những buổi chiếu phim giá vé chỉ có năm ngàn đồng - tiền tiêu vặt của sinh viên cũng hết. Vậy mà sao tôi ko thấy các bạn ấy ở những buổi như thế này? Các bạn ấy bận học ư? Ko hẳn thế... mà có nhiều lý do khác nữa thì phải? Tôi nghĩ, sao các đoàn trường ko phổ biến rộng rãi hoạt động này đến sinh viên? Nếu có thể hãy tạo điều kiện phần nào cho họ. Được tham gia những buổi thế này, tôi tin họ sẽ có được nhiều thứ.
26/4/10
Ô tô và người đi bộ
Ảnh: Từ Internet
1.
Trên những cung đường lớn của thành phố, người tham gia giao thông có thể thấy ô tô với đủ màu đủ loại, từ cái to kềnh càng như xe buýt đến cái nhỏ nhỏ như matiz, từ màu đen, màu bạc tới màu đỏ màu xanh. Người lái xe phải làm chủ hướng đi và tốc độ để đi đúng làn đường, nhường và tránh các phương tiện khác khi cần thiết. Tại các ngã tư giao cắt, trước đây có tín hiệu đèn giao thông dành cho người đi bộ. Hiện tại các ngã tư đều bị chặn lại. Người ta thiết kế cột bấm đèn xin qua đường cho người đi bộ. Thời gian đầu, đèn hoạt động tốt song người đi bộ vẫn phải để ý khi băng qua đường bởi có một số phương tiện ko chịu dừng lại. Đã thành hình ảnh quen thuộc: đèn cứ sáng, người đi bộ sang, còn một số phương tiện cứ lướt cứ chạy. Nhưng hình như đó chỉ là một vài người đi xe máy. Họ cứ phóng cứ lượn. Dừng lại trước vạch trắng bao giờ cũng là những chiếc ô tô, từ taxi, xe hơi đến xe buýt, và phần xe máy còn lại.
2.
Từ ngày đèn hỏng, ko có tín hiệu báo dừng nên dòng xe cứ chạy, người đi bộ vẫn phải sang. Nhiều người mới ở nông thôn ra ko dám sang đường vì xe đông như mắc cửi. Những người đã đi quen thì lựa chiều xe đi và tốc độ xe đến để băng sang. Có một điều ko thay đổi so với lúc còn đèn giao thông: ô tô vẫn là phương tiện đi đầu trong việc nhường người đi bộ. Khi quan sát thấy có người đi phía trước, họ chậm lại và có ý chờ cho người đi qua rồi mới tiến lên. Chính hành động này là biểu hiện một nét văn hóa, văn minh, chứng tỏ người lái ko chỉ hiểu luật mà còn thể hiện tinh thần vì cộng đồng cao đẹp.
3.
Ngày càng có nhiều phương tiện tham gia giao thông trên đường từ ô tô đến xe máy. Nếu người lái cẩn thận quan sát, có ý thức nhường đường cho các phương tiện khác khi cần thiết thì tai nạn sẽ giảm đi được nhiều phần. Đặc biệt là cần nhường đường cho người đi bộ vì họ chỉ băng qua giây lát, sau đó người lái lại tiếp tục lộ trình của mình. Người đi bộ cũng ko nên sang đường tùy tiện và luôn đi đúng phần đường. Có như vậy, bộ mặt giao thông đường phố mới luôn quy củ, và cho dù tai nạn xảy ra thì người đi bộ vẫn được pháp luật bảo vệ
24/4/10
Xe đạp ở thành phố
Những người đi xe đạp ở thành phố chủ yếu là học sinh, sinh viên và những người có thu nhập thấp. Tham gia giao thông, xe đạp có lộ trình riêng phân biệt với làn đường của các phương tiện khác. Nhưng một hình ảnh phổ biến mọi người thường thấy là xe đạp đi chen lấn vào các phần đường khác làm cho giao thông đô thị vốn phức tạp lại thêm phần lộn xộn. Vì sao lại có hiện tượng này? Một số người được hỏi cho rằng: phần đường dành cho xe đạp nhỏ hẹp, gồ ghề lại ko thông thoáng do người đi bộ tràn xuống lòng đường. Hỏi vì sao người đi bộ ko đi trên vỉa hè thì nhận được câu trả lời: vỉa hè ko còn chỗ. Người ta chiếm vỉa hè làm chỗ để xe cho khách vào mua hàng. Vào lúc đông khách, cửa hàng ko còn chỗ để xe, khách bèn chiếm luôn cả lòng đường làm chỗ để xe. Tại một số tuyến phố, người ta bày mặt hàng bán trên vỉa hè, người bán bánh mì, người bán hoa tới người sửa chữa, lau rửa máy điều hòa... Xe đạp đi ở phần đường của mình thường bị ngăn cản bởi người đi bộ, xe chở hàng hóa vì thế tốc độ chậm đi rất nhiều lại thêm cái bực mình vì phải hò hét người khác tránh đường. Xe đạp đi sai phần đường lỡ có va chạm xảy ra thì người đó phải tự chịu trách nhiệm. Thêm nữa nhiều người đi xe đạp cố chen lấn, cố vượt ở những ngã tư làm cho tắc đường càng thêm trầm trọng. Khi xe đạp tham gia đúng phần đường của mình sẽ góp phần làm cho giao thông trật tự, quy củ hơn, giảm số vụ tai nạn va quệt tạo ra ko gian thông thoáng cho đường phố. Mặc dù xe đạp ko phải là phương tiện đông đảo nhất của giao thông thành phố và là phương tiện thô sơ tuy nhiên người điều khiển vẫn cần chấp hành đúng luật nhằm tạo ra nếp sống văn minh, văn hóa trong giao thông.
Ảnh: Từ Internet
23/4/10
Hội làng
Nhân ngày nghỉ cuối tuần, mình sang thăm người nhà bên Gia Lâm. Hội bắt đầu từ chiều thứ năm và cả ngày hôm nay, ngày thứ sáu. Một điều khác lạ mình nhận thấy là, so với quê mình, ở đây họ "ăn" mùng 10-3 to thật. Đây vốn là ngày Giỗ tổ hàng năm vốn được tổ chức tại Đền Hùng. Thế mà nơi này nhà nào cũng nghỉ ngơi, ăn hội như ăn tết. Nhà Dì mình năm nào cũng làm thịt chó, mời anh anh em bạn bè đến đông đủ. Buổi tối ngày thứ năm, mọi người kéo nhau ra đình xem văn nghệ. Chương trình do những người trong thôn biểu diễn nhưng được đầu tư khá kỹ lưỡng. Có rất nhiều gia đình ủng hộ đội văn nghệ. Mình ngạc nhiên vì điều đó. Năm ngoái là buổi diễn Truyện Kiều. Lần đầu tiên mình được xem Truyện Kiều được tái hiện bằng nhân vật người thật. Sáng nay làng rước sắc phong. Đoàn rước đủ các lứa tuổi, cụ ông, cụ bà, trung niên, thanh thiếu niên với đủ các kiểu dáng và màu sắc của trang phục mà mình ko hiểu tường tận về nó. Có đủ lọng, kiệu, sinh tiền, kèn trống. Dịp này cũng là để khai trương miếu thờ thành hoàng làng. Dân làng kéo nhau đi xem đông đảo dường như mọi người đều ủng hộ và rất hứng thú với lễ hội này. Nhà cửa san sát, tiếng nhạc karaoke ở các nhà vẫn vang lên. Đường làng đổ bê tông rộng và sạch và mọi người bảo thôn này đông dân lắm. Tham dự những hoạt động này mà mình ko có nhiều cảm xúc. Chỉ nhận thấy rằng, nơi này mọi người rất hưởng ứng hội.
Ảnh: từ Internet
21/4/10
Chị của em
Chị của em thường đưa em đi ăn những món lạ và ngon, đưa em đến những cửa hàng có nhiều đồ đẹp, mua cho em những món quà xinh nhất. Ngày xưa em còn nhớ, em sang thăm chị vào một ngày nắng đẹp. Hôm đó kí túc xá của chị như một cánh rừng hoa với nhiều màu sắc của những chiếc vỏ chăn, gối được giặt giũ và phơi thơm tho ngoài nắng. Bước vào phòng chị, chị bảo lên giường tầng của chị nằm nghỉ đi, chị đi mua đồ ăn trưa về cho. Em lên định nghiêng mình xuống gối, em giật mình, thảng thốt. Chiếc gối của chị hoen ố, loang nổ màu vàng, những vành nâu vàng đậm trên chiếc gối lẽ ra phải trắng tinh như vốn một cái lõi gối phải thế. Cái gì làm cho chiếc gối chuyển màu? Đó là chất mặn - nước mắt của chị em tuôn rơi những đêm dài thức trắng. Em biết thế. Em đau nhói trong lòng. Em đã ở đâu trong những ngày chị buồn, chị gặp khó khăn phải vượt qua? E đã ko chia sẻ được nhiều cho chị. Em biết thế. Chị hơn em hai tuổi mà em ngỡ mình bé bỏng lắm trong sự chỉ bảo che chở của chị. Những tháng ngày sống gia nhà, chị ở cận kề bên em, lo cho em như cha mẹ, chị còn là một người bạn - người bạn mà em có thể được chia sẻ được khuyên lơn. Em đã khóc cho những ngày tháng buồn của chị, cho những đêm chị thức trắng, cho những nỗi đau mà em đã ko tận sẻ chia cùng chị đến nơi, vốn như một đứa em gái phải làm thế.
Ngày chị em mình về ở cùng nhau, hình ảnh chị mướt mải và túi hồ sơ xin việc cầm trên tay đã khắc ghi trong em mãi mãi. Vì nhiều lẽ mà chị của em ko thể bước vào giảng đường Đại học. Chị học trung cấp rồi tiếp tục theo lên Cao Đẳng. Cùng với thời gian đó là những ngày đi làm thêm chăm chỉ của chị. Chị kể cho em chị đã đi bộ những con phố những đoạn đường ra sao để đi xin việc. Lúc đó xe bus là phương tiện duy nhất chị đi mỗi ngày. Nắng hè bỏng rát, chị miệt mài đi rồi công việc cũng đến. Vào chỗ làm mới là những thử thách mới, chị của em lại nỗ lực, lại chiến đấu để vượt qua.
Chị của em hay nghe nhạc buồn, list nhạc trong điện thoại chị toàn bài hát buồn. Tình yêu của chị mong manh rồi tan biến để lại vết thương sâu trong lòng chị. Em thương chị ngày ngày bóng lẻ đi làm, mệt nhọc rồi có những khi vui buồn một mình. Em ước có một chàng hoàng tử xuất hiện mang những nỗi buồn lo âu sầu của chị em đi.
Chị của em nóng tính lắm, dễ cáu với em, em làm chưa tốt là nói em ngay. Mà em thì bướng lắm, hay nói lại chị, không chịu lặng yên mà lắng nghe mà sửa chữa mà hoàn thiện. Làm em thì phải biết nghe lời chị chứ, cứ nói cố, nói ngang với chị dù đã sai rồi. Phải có trật tự chị em trên dưới chứ! Vậy thôi nhưng chị của em lại quên ngay, chẳng giận em lâu bao giờ. Em ko ngoan chị nhỉ. Em gái gì mà lại như thế! Ngại ngùng sau mỗi lần làm chị giận như thế nên rất ít khi nói lời xin lỗi, chỉ lặng lẽ đi chợ, nấu ăn, dọn nhà cửa, giặt đồ sạch sẽ chờ chị đi làm về ăn cơm. Em tin chị biết em gái của mình đang nhận lỗi dù ko nói ra bằng lời. Chị em lại cười vui, lại đưa em đi chơi... Em có chị trên đời là một điều tuyệt diệu, chị yêu ạ!!!
Trần Lê Quỳnh
12/4/10
Thần tượng
Ê, Xi - ta, tao dán mấy cái ảnh vào chỗ này nhé!
Uh, chỗ đó được đấy. Dán cho tao nhé!
Èm, để tao xem dán cái màu nào thì dán ở giữa, cái nào thì ở hai bên, phải trông cho thật ấn tượng mới được.
Người được bạn dán tặng ảnh kia là cô bạn tôi. Tuổi thần tiên của chúng tôi ngày đó là thần tượng một nhân vật nào đó và đọc báo HHT. Bạn thần tượng một cô ca sĩ xinh đẹp và phong cách rất tự tin. Bạn mua tất cả những VCV, DVD mới của cô ấy. Tất nhiên, là bạn ấy chỉ có thể mua những đĩa "lậu" chỉ với giá năm ngàn đồng. Lúc buồn hay mệt mỏi của cuộc sống xa nhà, bạn thường mở ra xem, có tôi thì rủ xem hoặc không thì xem một mình. Đám bạn thân biết sở thích của bạn nên ngày sinh nhật bạn họ mua tặng CD mới, poster mới lại còn tự tay dán giùm nữa làm bạn tôi vui lắm.
Lúc đó tôi không biết bạn đã cảm nhận được những gì ở ca từ của những bài hát, nhưng tôi biết chắc một điều: bạn hăng say học tập, yêu cuộc sống, thân thiện và vị tha với mọi người nhiều hơn. Bạn quan tâm và "chinh phục" được cả những người chảnh nhất. Nhờ bạn mà những đó mở lòng hơn, chia sẻ nhiều hơn qua những trang lưu bút trải lòng của tập thể. Bạn luôn có ý tưởng mới cho việc tổ chức sinh nhật cho mọi người. Bạn có những "khẩu hiệu" dán lên tường cho mục tiêu trước mắt cần đạt được. Đôi khi mục tiêu ấy xuất phát từ ý tưởng của một bài hát, cần vượt lên, chiến thắng và đó là mục tiêu đỗ đại học. Bạn đã cố gắng bằng cả một quá trình miệt mài, hăng say và sự cố gắng ấy được đền đáp.
Bạn của tôi, thời học trò của chúng ta đã trôi qua và còn nhiều kỷ niệm về bạn mà tôi nhớ lắm! Cô bạn hát ko hay nhưng thần tượng hết mình với một cô ca sĩ, lấy xúc cảm từ những bài hát làm niềm vui, yêu đời, yêu thương mọi người; lấy giai điệu âm nhạc làm bạn chia sẻ những khi lòng buồn. Có thể tôi chưa nhớ hết tất cả những gì bạn đã làm, đã sống trong những ngày đó nhưng tôi nhớ về bạn là một người biết thần tượng ý nghĩa nhất, tốt đẹp nhất. Tôi chưa thật sự thần tượng nhân vật nào bằng những hành động như bạn, nhưng mỗi người tôi quen, có điều gì ở họ tương đồng hoặc vượt trội, hơn hẳn khả năng của tôi ở lĩnh vực đó, tôi đều trân trọng, ngưỡng mộ và hướng mình đến suy nghĩ tích cực. Dù họ là ai, hoạt động ở lĩnh vực gì, họ đều có thể là "thần tượng" của tôi với một ý nghĩa bình dị nhất và tôi sẽ thần tượng tích cực như bạn, Xi - ta ạ.
11/4/10
Con đường trong tôi
Cuối tuần, về nhà vì công việc, gặp lại mình trong tình cảm yêu thương gia đình...
Con đường quê
Con đường quê trong tôi là khoảng không gian đong đầy kỷ niệm. Đó là con đê nhỏ nhắn dẫn từ làng tôi tới đường ra thị trấn. Người dân từ khắp các ngả vào làng tôi cũng bằng con đường này và người làng tôi ra thị trấn thì cũng vậy. Mỗi buổi sớm tinh mơ mùa đông, các bác, các cô trong làng đã thồ những xe rau quả nặng trĩu đi bán. Đó là những chuyến hàng chở đến những cái chợ xa. Để chuẩn bị, mọi người phải dậy từ lúc 3giờ sáng, sắp hàng vào hai bên sọt được chằng chắc chắn ở sau giá xe. Bên trên có khi còn chất thêm một hai bao nhỏ. Hàng họ xong xuôi họ gọi những người bạn hàng đi cùng. Đi xe đạp phải mất 2 tiếng mới tới chợ. Để cho nhanh đến nơi và để xua tan đi cái giá lạnh khi màn sương giá bao phủ, họ nói chuyện rôm rả với nhau về những phiên chợ trước đi, người mua hàng, rồi lứa gà đến ngày được đem đi bán. Hình ảnh những con đường gồ ghề khi xe lao vào ổ gà rồi lại lao lên hiện rõ qua giọng nói bị ngắt quãng không đều của họ.
Sáng ra những người dân trong làng bắt đầu kéo nhau ra đồng làm việc. Con trâu đi trước, cái cày theo sau, đôi quang gánh, những cuốc, xẻng liềm hái… là những công cụ không thể thiếu. Khi mặt trời lên cao tỏa những ánh nắng vàng chiếu xuống khắp cánh đồng thì cũng là lúc các bác nông dân với gánh lúa vàng õng, cái đòn võng kẽo kẹt trên vai chuyển lúa về nhà. Từng tốp người gánh lúa trên đê như vẽ ra bức tranh tràn trề sự sống của người dân quê tôi. Họ chăm chỉ cần cù như truyền thống từ ngàn đời nay vẫn vậy để làm ra những sản vật của nhà nông dâng hiến cho đời và cũng là nuôi sống bản thân gia đình họ.
Chiều về, những đứa trẻ trâu làng tôi thường mang diều ra thả. Ngọn tre cong cong vi vu theo gió. Những cánh diều vũng vi vút bay mãi lên cao như muốn đến tận cùng khoảng không gian bao la, sâu thẳm, gửi vào đó những ước mơ trong veo của những đứa trẻ làng. Tiếng sáo ngân nga khi xa lúc gần như hòa âm chính cho bản nhạc chiều quê tôi thêm rộn rã. Người ta đi cày, bừa, đắp bờ, vun gốc ngô, tát nước cho ruộng cạn, tưới tắm cho những thửa rau ngày càng xanh mướt. Chiều quê với tôi còn có một ý nghĩa đặc biệt. Đó là những chiều tôi chạy trên đê, ra đón bố đi làm về. Bố bế bổng tôi lên dù cái ba lô còn nằm trên lưng, làm cho tôi thích thú cười ngặt nghẽo. Hai bố con tôi làm cho bức tranh đường làng thêm phong phú niềm vui. Bao giờ về bố cũng có quà cho tôi và cho mẹ. Khi thì những bộ quần áo mới cho tôi, chiếc cặp hoa cho mẹ, lúc lại là những thứ quà đặc sản các nơi mà bố đến làm. Bố hỏi tôi về những điểm mười trong vở và món quà của bố luôn làm tôi thích thú. Có lẽ điều mà đứa trẻ tôi lúc đó không muốn chính là khi phải tạm biệt bố để bố lại lên đường đi làm. Tôi theo mẹ ra tới tận cuối đê. Mẹ xách ba lô và túi quà cho các chú nơi bố công tác, còn tôi lại vắt vẻo trên lưng bố. Lần nào bố cũng dặn tôi ở nhà ngoan, nghe lời mẹ và học giỏi cùng với những cái hôn tạm biệt làm tôi ửng hồng đôi má. Tiễn bố đi làm, tôi nhớ có lần mẹ khóc nhưng không bao giờ mẹ để cho bố biết. Quay mặt về hướng làng nước mắt mẹ rơi. Tôi còn bé dù không hiểu nhiều chuyện nhưng thấy vậy tôi cũng khóc. Mẹ tôi một mình ở nhà, sớm tối nuôi con, cũng có khi chạnh lòng khi thấy gia đình người ta vui vầy hạnh phúc. Xong rồi mẹ lại gạt nước mắt, quay sang dỗ dành tôi: con ngoan, học giỏi khi nào bố về sẽ có quà.
Cứ vậy thời gian trôi đi, cùng với những lần đón bố về và tiễn bố đi làm là sự lớn lên trưởng thành của tôi. Tôi đã vào đại học như niềm mong ước của bố. Và lần nào trở về làng, đi bộ trên con đường đê lòng tôi cũng dạt dào những kỷ niệm, những cảm xúc một thời thơ bé vẫn mới tinh nguyên. Chiều quê tôi, cánh diều vẫn bay mãi vào không trung, hồ sen dưới cánh đồng vẫn tỏa hương ngào ngạt… và con đường trong tôi ngày càng gắn bó.
2/4/10
Quà tặng đến trái tim
Những bài hát mà những người thân thương trao tặng, mình đã nhớ giai điệu. Với bài nào bằng tiếng Anh thì search Google xem lời của nó thế nào và học thuộc. Mình đặt ra mục tiêu này và phải thực hiện cho được nhé! Thuộc lời tiếng Anh và biết cả ý nghĩa của nó thật là thú vị biết bao! Mình thêm nâng niu, trân trọng từng bài hát - món quà đó. Nếu được làm điều gì dù chỉ là nho nhỏ mà mang lại niềm vui, yêu đời cho một người, thì mình sẽ luôn sẵn lòng. Phương châm của mình là như vậy, hehe, cố lên!
29/3/10
Internet
Hic hic, sao ko up ảnh lên được nhỉ? Mấy ngày nay bỗng thấy buồn. Khóa luận còn đang dang dở, cũng hơi mệt nữa. Định viết về chuyện dùng mạng Internet ở ktx. M sẽ up ảnh chụp bằng webcame ngày ở kt 1 năm trước đây, về cái thời dùng máy tính ko mạng.
Mạng Internet của ktx bán theo thẻ, mua bao nhiêu thì dung lượng và thời gian dùng từng đó. Mạng chậm, khó mà down được cái gì vì sẽ rất nhanh hết dung lượng; đọc báo thì chậm lắm. Một cái thẻ 50k chẳng dùng được bao lâu. Sinh viên có máy tính cứ kêu oài oài, đội quản lí về mạng bảo rằng tiến hành nâng cấp nhưng tình hình vẫn vậy. Sinh viên cứ kêu ca phàn nàn với nhau và viết cả vào phiếu điền tra của ban quản lí mà ko thay đổi được gì. Thế là một số người ko dùng, một số chỉ thỉnh thoảng mua thẻ mà dùng bập bõm thế thì cập nhật tin tức sao được?
Dạo đó kt cũng thông báo là có mạng wife truy cập miễn phí. Con số sv có lap mang ra sử dụng là ko nhiều (hồi đó là vậy). Mạng wife kém, ko thể ở trong phòng mà truy cập được (trừ một vài phòng ở tầng cao). Vậy hành động chung là vác máy ra sân kt. Nghịch lí thế đấy! Mà mang ra thì ngồi đâu. Ngồi gốc cây ở sân kt ạ. Chẳng có ko gian riêng nào cho những người muốn vào mạng bằng wife cả. Thế là thành lười, ít ra đó.
Ktx là nơi đỡ tiền nhà ở cho sv nhưng còn bao nhiêu thứ đáng phải bàn.
Mạng Internet của ktx bán theo thẻ, mua bao nhiêu thì dung lượng và thời gian dùng từng đó. Mạng chậm, khó mà down được cái gì vì sẽ rất nhanh hết dung lượng; đọc báo thì chậm lắm. Một cái thẻ 50k chẳng dùng được bao lâu. Sinh viên có máy tính cứ kêu oài oài, đội quản lí về mạng bảo rằng tiến hành nâng cấp nhưng tình hình vẫn vậy. Sinh viên cứ kêu ca phàn nàn với nhau và viết cả vào phiếu điền tra của ban quản lí mà ko thay đổi được gì. Thế là một số người ko dùng, một số chỉ thỉnh thoảng mua thẻ mà dùng bập bõm thế thì cập nhật tin tức sao được?
Dạo đó kt cũng thông báo là có mạng wife truy cập miễn phí. Con số sv có lap mang ra sử dụng là ko nhiều (hồi đó là vậy). Mạng wife kém, ko thể ở trong phòng mà truy cập được (trừ một vài phòng ở tầng cao). Vậy hành động chung là vác máy ra sân kt. Nghịch lí thế đấy! Mà mang ra thì ngồi đâu. Ngồi gốc cây ở sân kt ạ. Chẳng có ko gian riêng nào cho những người muốn vào mạng bằng wife cả. Thế là thành lười, ít ra đó.
Ktx là nơi đỡ tiền nhà ở cho sv nhưng còn bao nhiêu thứ đáng phải bàn.
27/3/10
Linh tinh một tí
Bên Blog của bác Đàm Minh Thụy có viết bài:"Làm thế nào để thu hút?". Mình đọc và thấy thương cho cô gái. Cô ấy yêu ngay cả khi không có sự đáp lại của người kia, mà có lẽ mối tình đơn phương nào chẳng như vậy. Dù câu chuyện là chàng trai hay cô gái thì yêu đơn phương cũng sẽ là rất khổ. Một người, quen biết gặp gỡ, nghe giọng nói, thấy ánh mắt, nụ cười kể cả cái cách người đó nổi giận đều làm cho ta thấy đáng yêu, có khi mong chờ từng phút, từng ngày để được thấy hình ảnh người đó. Nhưng yêu mà ko được đáp lại thì buồn lắm, cứ thấp thỏm lo âu, rồi khi vui khi buồn cũng một mình. Vậy thì sao ko thể hiện cho người đó biết? Có một người vẫn ngày đêm nghĩ về họ, dành cho họ những tình cảm thật là sâu sắc. Nhưng con người ta có phải là gỗ đá đâu mà ko có cảm giác là có một người nào đó đang để ý, quan tâm đến mình. Trong trường hợp này và nhiều trường hợp tương tự nữa, mình nghĩ người con trai biết, biết có một người con gái dành tình cảm cho mình. Nhưng cô gái ơi, có phải người con trai đó ko phù hợp? Cô cũng đáng yêu, cũng thu hút hút đấy nhưng là với một người đàn ông khác, có phong cách khác. Vậy thì việc chi cô phải buồn sầu? Vẫn biết tình cảm mà cô trao đơn phương đó là kết tinh những thương nhớ, mong chờ, vậy thì sao cô ko để nó là một tình cảm đẹp đẽ, thiêng liêng cô dành cho người đó ở sâu trong trái tim mình. Cô sẽ nghĩ đến người đó với sự trân trọng và mến yêu nhất. Nhưng cô hãy lạc quan, yêu đời và đi tìm cho mình một người bạn đời phù hợp. Hạnh phúc là những gì ta cố gắng nỗ lực, chắt chiu từng ngày và sống một cách ý nghĩa nhất. Khi gặp được người phù hợp, tình yêu của cô sẽ có trao có nhận, có sự quan tâm, yêu chiều và những giây phút thăng hoa ngọt ngào mà người yêu cô dành cho cô. Còn tình cảm đơn phương hãy để nó trong tim với những gì cô trân trọng nhất. Hãy mở lòng cô gái nhé!
24/3/10
Một chiều vui
Cả ngày đi học nhưng hôm nay ko thấy mỏi. Về nhà đi chợ, nấu một bữa ăn ngon. Tinh tươm xong mở lap ra, chọn chương trình mình yêu thích, ngồi ăn và xem ngon lành. Trong lòng mình tự nhiên dâng lên một cảm giác biết ơn bố mẹ, những người đã vất vả làm việc, dành dụm tiền nuôi mình ăn học như ngày hôm nay. Mong mình có thể làm mọi việc để bố mẹ vui lòng! con yêu bố mẹ!
21/3/10
Mẹ
Lúc này, nhớ đến Mẹ, mình nhớ đến hoa hải đường. Hồi bé tí, mẹ đưa lên nhà bác chơi, có 2 cây hoa hải đường đẹp lắm. Lá cây xanh mướt. Hoa đỏ rực. Nhị vàng ươm. Mê mẩn mãi. Bây giờ mỗi lần về nhà lại được ngắm cây dù nó chỉ nhỏ nhỏ xinh xinh là cây cảnh thui. Mẹ vẫn ngày ngày tưới nước chăm chút cho nó và một hàng chậu cảnh khác nữa, để mỗi mỗi cái tết về lại ngập tràn đầy hoa. Đó là thú vui của mẹ
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)